Tư vấn ngay

7 điều cần biết khi thành lập công ty đầy đủ và chi tiết nhất

Tháng mười 10, 2024

Bạn muốn thành lập công ty mà chưa nắm rõ những điều cần lưu ý? Có những loại giấy tờ cần thiết và các bước cần thực hiện để thành lập công ty? Gia Vũ Web sẽ chia sẻ những điều cần biết khi thành lập công ty đầy đủ và chi tiết nhất giúp bạn hoàn tất mọi thủ tục nhanh chóng và hiệu quả.

1. Những điều cần biết khi thành lập công ty chi tiết nhất

1.1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào?

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, Việt Nam phân chia thành 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến tương ứng với các đặc điểm riêng. Chủ doanh nghiệp cần căn cứ vào quy mô, điều kiện thực tế của công ty để chọn loại hình phù hợp nhất.

Công ty cổ phần: Số lượng thành viên từ 3 người hoặc tổ chức có chỉ định người đại diện theo pháp luật hoặc thuê người chỉ định. Số lượng cổ đông có thể tận dụng cơ hội phát hành cổ phiếu không hạn chế để huy động vốn. Cổ đông sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn thuộc phạm vi số vốn điều lệ thành viên đã góp.

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào

Công ty TNHH 2 Thành viên trở lên: Thành viên góp vốn cần có từ 2 đến 50 thành viên. Thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân đại diện hợp pháp, làm thuê có chịu trách nhiệm pháp lý ở phạm vi vốn đã góp ban đầu.

Công ty TNHH 1 thành viên: Công ty có một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu thuê người đại diện theo pháp luật. Thành viên sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn với phạm vi số vốn đầu tư ban đầu.

Công ty hợp danh: Hình thức công ty hợp danh không được phổ biến lắm. Thành viên công ty phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với toàn bộ tài sản của cổ đông.

Công ty tư nhân: Các thành viên chịu trách nhiệm vô hạn đối với tài sản cá nhân. 

Khi chọn loại hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần chọn đúng hình thức phù hợp để đảm bảo các quyền, nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp. Hình thức công ty sẽ ảnh hưởng đến việc quản lý, điều hành hoạt động và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

1.2. Xác định ngành nghề kinh doanh

Chọn lựa ngành nghề kinh doanh là quyết định quan trọng và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Bạn có thể cân nhắc các yếu tố, thủ tục cần biết khi thành lập công ty:

  • Nghiên cứu và phân tích xu hướng thị trường: Theo dõi và hiểu rõ các xu hướng, nhu cầu và tiềm năng phát triển của thị trường trong từng ngành nghề.
  • Đánh giá các ngành đang phát triển và có triển vọng tăng trưởng trong tương lai. Đánh giá mức độ cạnh tranh và khả năng sản phẩm, dịch vụ tạo ra lợi nhuận trong từng lĩnh vực.
  • Phân tích kinh nghiệm, kiến thức và năng lực bản thân: Chọn ngành nghề phù hợp với kiến thức và kỹ năng, thủ tục cần biết khi thành lập công ty, đồng thời dựa trên kinh nghiệm và thế mạnh cá nhân để có thể phát huy hiệu quả nhất. Tất nhiên, bạn cũng cần lập team hỗ trợ, nhân viên và những người cùng phát triển dự án.
  • Lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng tài chính hiện có để lên kế hoạch quản lý và điều hành doanh nghiệp phát triển. Bạn nên so sánh các ngành nghề kinh doanh để tìm ra ưu điểm, nhược điểm và các công việc phù hợp, tiềm năng của từng lĩnh vực.

1.3. Đặt tên công ty

Đặt tên cho công ty là bước quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Khi lựa chọn tên, các doanh nghiệp cần lưu ý các yếu tố sau:

Tên công ty có thể kết hợp chữ số và ký hiệu bằng tiếng Việt, nhưng cần đảm bảo dễ phát âm, chứa loại hình doanh nghiệp và có ít nhất hai thành tố.

Tránh sử dụng tên trùng với doanh nghiệp đã đăng ký hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp, pháp nhân khác.

Đặt tên công ty

Đặt tên công ty

Tên công ty sẽ được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Nếu sử dụng tên công ty bằng ngoại ngữ, công ty cần đặt thêm tên dịch từ tên tiếng Việt tương ứng. Không được sử dụng tên của đơn vị Quân đội nhân dân, cơ quan chính quyền, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, nghề nghiệp trừ khi đã được sự đồng ý của các đơn vị hoặc cơ quan tổ chức này.

Thủ tục cần biết khi thành lập công ty khi đặt tên công ty sẽ góp phần tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp, hình ảnh trong mắt khách hàng và đối tác. Doanh nghiệp nên đáp ứng yêu cầu pháp lý và phù hợp ngành nghề kinh doanh khi đặt tên.

1.4. Chọn địa chỉ trụ sở công ty

Trụ sở chính của công ty là địa điểm đăng ký kinh doanh chính thức trên giấy tờ và cũng là nơi công ty đặt văn phòng làm việc. Khi chọn mặt bằng cho trụ sở chính, doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố sau:

Trụ sở chính nên chọn tại địa điểm an toàn và thuận tiện giao thông. Lựa chọn những khu vực dễ tiếp cận, có cơ sở hạ tầng phát triển. Lưu ý không nên đặt trụ sở tại các chung cư dân cư, mà nên chọn những địa điểm ở khu công nghiệp, các tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại chuyên dụng.

Chọn địa chỉ trụ sở công ty

Chọn địa chỉ trụ sở công ty

Địa chỉ trụ sở chính được xác định bằng số nhà, tên đường, phường, thuộc quận, huyện, thành phố hoặc tỉnh. Địa chỉ công ty hợp pháp là thông tin bắt buộc phải đăng ký khi thành lập doanh nghiệp. Địa chỉ có bao gồm thông tin chi tiết như số điện thoại, email liên hệ.

Trụ sở công ty nên có các tiện ích đi kèm như chỗ để xe, phòng họp, không gian làm việc phù hợp, khu vực tiếp khách,… Đây là những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể vận hành chuyên nghiệp.

1.5. Xác định thành viên/cổ đông góp vốn hay sẽ tự đầu tư

Cổ đông hoặc các thành viên góp vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển và tồn tại của một công ty. Họ chính là những người có quyền lực quyết định về sự phát triển của doanh nghiệp.

Vai trò của cổ đông/thành viên góp vốn:

  • Người đầu tư vốn và nắm giữ phần vốn góp trong công ty. Tùy vào tỷ lệ sở hữu, họ sẽ có những quyền quyết định và quyền lợi tương ứng.
  • Cổ đông hoặc các thành viên góp vốn có thể quyết định về việc công ty tiếp tục hoạt động hoặc tạm dừng kinh doanh, giải thể. Khi họp hội đồng, các thành viên sẽ thống nhất về định hướng phát triển, chia cổ tức, quy định chính sách, mở rộng kinh doanh,…
  • Thành viên cổ đông có quyền bầu ra Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc để trao quyền điều hành, quản lý công ty hàng ngày.

Do vậy, việc lựa chọn thành viên góp vốn có năng lực, cùng chí hướng và kinh nghiệm là rất quan trọng đối với sự thành công của công ty. Họ vừa là những người góp vốn, vừa là nguồn lực khác như mối quan hệ, uy tín, nhân sự để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Trước khi quyết định hợp tác với các đối tác/cổ đông, doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ lưỡng về mức độ uy tín, tính tương thích về chiến lược, năng lực và văn hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của công ty hay không.

1.6. Xác định vốn điều lệ của doanh nghiệp

Thủ tục cần biết khi thành lập công ty là quyết định về vốn điều lệ trong doanh nghiệp. Vốn sẽ ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của quá trình hoạt động kinh doanh.

Vốn ban đầu là số vốn do các cổ đông góp hoặc thành viênphải góp trong một thời hạn xác định, số vốn sẽ được ghi trong Điều lệ thành lập công ty.

Vốn góp là phần vốn do các chủ và các đồng sở hữu công ty đóng góp vào vốn ban đầu. Bộ Tài chính quy định Thông tư số 42/2003/TT-BTC, doanh nghiệp tiến hành nộp thuế môn bài dựa trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư có ghi rõ số vốn đăng ký thành lập ban đầu.

Xác định vốn điều lệ của doanh nghiệp

Xác định vốn điều lệ của doanh nghiệp

Cụ thể, nếu vốn điều lệ đăng ký trên 10 tỷ đồng, doanh nghiệp phải nộp 3 triệu đồng thuế môn bài cả năm. Nếu từ 10 tỷ đồng trở lên, mức thuế là 2 triệu đồng.

Thời điểm cấp Giấy phép kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế: Nếu cấp từ 1/1 đến 30/6, doanh nghiệp cần nộp thuế cả năm. Nếu cấp từ 1/7 đến 31/12, chỉ nộp nửa năm.

1.7. Quyết định người đại diện pháp luật, giám đốc công ty

Các chức vụ phổ biến đại diện theo pháp luật:

  • Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
  • Hội đồng gồm có Chủ tịch Hội đồng thành viên và Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Yêu cầu về nơi cư trú:

  • Người có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam mới đủ điều kiện đại diện theo pháp luật của công ty.
  • Trường hợp người đại diện pháp luật vắng mặt trên 30 ngày ở Việt Nam, doanh nghiệp có thể sử dụng văn bản ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Điều lệ công ty với tư cách người đại diện theo pháp luật của công ty.

2. Hồ sơ, thủ tục, quá trình thành lập công ty; doanh nghiệp

Thủ tục cần biết khi thành lập công ty, quá trình thành lập và đăng ký doanh nghiệp ở Việt Nam theo quy định gồm các bước và thủ tục chính sau:

a. Xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu về cấp phép kinh doanh

Sở Kế hoạch và Đầu tư ở nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp, Cơ quan thuế, Công an địa phương, Ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp. Thời gian giải quyết hồ sơ kéo dài khoảng 3 – 5 ngày làm việc, không tính ngày nghỉ lễ và các ngày nghỉ cuối năm, Tết.

b. Hồ sơ đề nghị đăng ký thành lập công ty

Văn bản đề nghị cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh

Dự thảo Điều lệ và quy định của công ty

Danh sách cổ đông tham gia góp vốn, sáng lập (đối với công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên)

Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của các cá nhân tham gia đăng ký thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ thành lập công ty

Hồ sơ thành lập công ty

c. Hồ sơ đăng ký

Hồ sơ cần biết khi thành lập công ty gồm có: 

  • Giấy đăng ký kinh doanh, văn bản ghi rõ các điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên hoặc các cổ đông góp vốn (công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần)
  • Các giấy tờ khác còn hiệu lực, công chứng trong hời gian dưới 3 tháng.Các tài liệu liên quan khác (quyết định thành lập, hợp đồng thuê trụ sở, văn bản ủy quyền,…)
  • Nếu thành viên là người nước ngoài thì cần hợp pháp hóa lãnh sự các văn bản giấy tờ, dịch sang tiếng Việt và công chứng đầy đủ.

d. Quy trình và thời gian thành lập doanh nghiệp

Thời gian 30 phút để chuẩn bị hồ sơ cần biết khi thành lập công ty và nộp hồ sơ, nhận kết quả thành lập công ty tại cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc huyện, tỉnh trong khoảng từ 3-5 ngày làm việc.

Xin khắc con dấu và cung cấp mẫu dấu đóng hợp pháp cho công ty trong khoảng 2 ngày làm việc.

Thực hiện thủ tục khai thuế doanh nghiệp trong 10 đến 20 ngày làm việc.

Quá trình thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam đòi hỏi các bên liên quan phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, tuân thủ các quy định pháp luật nhằm đảm bảo tính hợp pháp và hiệu quả của việc thành lập doanh nghiệp mới.

3. Một số câu hỏi thường gặp về quy định thành lập công ty

Khi mở Công ty, doanh nghiệp cần thực hiện các bước gì?

  • Treo bảng hiệu có tên, địa chỉ, số điện thoại của công ty.
  • Tiến hành nộp hồ sơ kê khai thuế doanh nghiệp ban đầu.
  • Mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp và thông báo số tài khoản.
  • Mua chữ ký số sử dụng trong các hợp đồng, văn bản điện tử.
  • Làm thủ tục để phát hành hóa đơn khi có giao dịch phát sinh.
  • Chuẩn bị các điều kiện về giấy phép, chứng từ, vốn điều lệ.
  • Tham gia đóng đầy đủ bảo hiểm cho người lao động và tuân thủ quy định về thuế

Học ngành gì là có thể mở công ty kinh doanh?

Việc mở công ty không nhất thiết phụ thuộc vào ngành nghề chúng ta học. Theo Luật Doanh nghiệp, tất cả các cá nhân hoặc tổ chức đều có quyền thành lập doanh nghiệp, miễn là không phải thuộc  khoản 2 Điều 17, các trường hợp bị hạn chế quyền thành lập doanh nghiệp.

Quan trọng hơn là chủ doanh nghiệp hiểu rõ lĩnh vực kinh doanh, lập kế hoạch chiến lược và sử dụng nguồn lực để triển khai hoạt động kinh doanh, tuân thủ các quy định pháp luật liên quan.

Một số câu hỏi thường gặp về quy định thành lập công ty
Một số câu hỏi thường gặp về quy định thành lập công ty

Công ty có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật được không?

Luật pháp Việt Nam cho phép doanh nghiệp có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Một cá nhân có thể đồng thời là người đại diện theo pháp luật cho nhiều doanh nghiệp, miễn tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

Cụ thể, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:

  • Doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Người đại diện theo pháp luật đó có thể là chủ sở hữu, cổ đông, thành viên hoặc người quản lý khác của doanh nghiệp.
  • Người đại diện theo pháp luật có quyền nhân danh doanh nghiệp để thực hiện các giao dịch, đại diện cho doanh nghiệp ký hợp đồng trong các quan hệ pháp lý.
  • Không có quy định cấm 1 người đồng thời là người đại diện theo pháp luật của nhiều doanh nghiệp.
Từ khóa:
Zalo icon Messenger icon